Xin thị thực Chính sách thị thực Khối Schengen

Thị thực Schengen có thể được cấp bởi bất cứ quốc gia nào trong khu vực Schengen. Du khách phải xin tại đại sứ quan quốc gia mà họ sẽ đến. Trong trường hợp du khách đến nhiều quốc gia tại khối Schengen, du khách phải xin tại đại sứ quán của quốc gia chính.[85] Nếu không xác định được đâu là quốc gia chính của chuyến đi, du khách nên xin tại đại sứ quán của quốc gia đầu tiên họ nhập cảnh.[85][86] Thường thì có một số nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài có hợp đồng với một số phái vụ ngoại giao để xử lí, thu thập và trả lại thị thực.

Không được xin thị thực Schengen quá ba tháng trước ngày vào Khối Schengen. Đại sứ quán của tất cả các nước có thể yêu cầu người xin thị thực cung cấp xác minh trắc sinh (mười vân tay và một ảnh kỹ thuật số) như một phần của quá trình xin thị thực mà sẽ được lưu trong Hệ thống thông tin thị thực (VIS). Xác minh trắc sinh không yêu cầu với trẻ dưới 12 tuổi.[87] Du khách phải tự đến xin và sẽ được phỏng vấn bởi một nhân viên lãnh sứ quán. Trong trường hợp quá trình xin được chấp nhận và không có vấn đề gì, một quyết định sẽ được đưa ra trong vòng 15 ngày từ khi đơn xin được nhận.

Một thị thực Schengen có hiệu lực đối với khu vực Schengen. Đối với người cần thị thực Bulgaria, Croatia, Síp và/hoặc Romania, một thị thực riêng biệt phải được xin cho mỗi quốc gia. Lưu ý rằng người sở hữu thị thực Schengen có thể vào Bulgaria, CroatiaRomania đến đến 90 ngày trong một quãng thời gian 180-ngày trong khoảng thời gian thị thực Schengen có hiệu lực mà không cần phải xin thị thực lần lượt cho mỗi quốc gia.[18][20][88] Tuy nhiên, người sở hữu thị thực Bulgaria, Croatia, Síp hoặc Romania phải xin thị thực Schengen để vào Khối Schengen. Bulgaria ngoài ra công nhận thị thực ở lại ngắn hạn hoặc quá cảnh được cấp bởi Croatia, Síp và Romania.[89]

Tại biên giới

Trong các trường hợp đặc biệt, thị thực nhập cảnh Schengen một lần có hiệu lực lên đến 15 ngày có thể được cấp tại cửa khẩu biên giới. Loại thị thực này dành trong người có thể chứng minh rằng họ không thể xin thị thực từ trước do giới hạn thời gian xảy ra vì lí do 'không lường trước được' và 'bắt buộc' miễn là họ thỏa mãn các tiêu chuẩn thông thường để được cấp thị thực Schengen.[90] Tuy nhiên, nếu người xin thị thực Schengen tại biên giới thuộc loại người cần hỏi ý kiến nhiều hơn một quốc gia Schengen, họ chỉ được cấp thị thực tại biên giới trong người hợp đặc biệt với lý do nhân đạo, trong quy mô cấp quốc gia hoặc quốc tế (như là cái chết hoặc bệnh nặng bất ngờ của một người họ hàng gần hoặc một người thân thiết khác).[91] Năm 2014, hơn 122.000 thị thực Schengen được cấp cho du khách tại cửa khẩu biên giới.[92] Người dùng cách này để vào khu vực Schengen có thể gặp rắc rối với hãng hàng không do trách nhiệm của hãng hàng không, luật mà sẽ phạt hãng hàng không chứa khách không có giấy tờ thích hợp.

Giấy tờ thông hành không được công nhận

Vì các giấy tờ thông hành sau không được công nhận bởi bất cứ quốc gia Schengen nào, Bulgaria, Croatia, SípRomania, thị thực không được chứng thực trong giấy tờ thông thành.[49]

Ngoài ra, các đối tượng sau không được công nhận là quốc gia độc lập bởi bất cứ quốc gia Schengen, Bulgaria, Croatia, Síp hay Romania. Vì vật, hộ chiếu được cấp bởi các đối tượng sau không được công nhận là giấy tờ thông thành có hiệu lực bởi bất cứ quốc gia Schengen nào, Bulgaria, Croatia, Síp hay Romania, và thị thực sẽ không được cấp cho hộ chiếu đó.

Thống kê

Hầu hết thị thực được xin từ các quốc gia sau:

2016
Thống kê (trên 100.000 lượt xin)[94]
Lượt xin từSố lượng
thị thực
Tỷ lệ
từ chối
Tỷ lệ
thị thực
nhập cảnh nhiều lần
 Nga3.134.4131,2%80,6%
 Trung Quốc2.110.1033,1%33,9%
 Ukraina1.363.3473,2%59,9%
 Thổ Nhĩ Kỳ890.7764,4%75,8%
 Ấn Độ724.1108,2%57,4%
 Belarus693.3950,3%80,3%
 Algeria507.18527,7%41,9%
 Maroc466.51613,1%43,2%
 Ả Rập Saudi325.6003,5%88,8%
 Thái Lan268.5513,2%42,0%
Người cư trú tại Anh Quốc[95]245.0702,0%54,0%
 Iran190.42912,5%28,4%
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất172.82212,1%57,9%
 Indonesia172.0451,1%54,0%
 Tunisia168.26714,5%45,3%
 Nam Phi165.8801,7%78,1%
 Kuwait164.8613,4%94,1%
 Ai Cập160.03513,4%47,4%
 Philippines135.5337,0%55,6%
 Liban126.3157,5%53,2%
 Hoa Kỳ121.7770,9%51,9%
 Kazakhstan121.4882,5%24,7%
Tổng13.937.7676,9%58,7%
Chia theo quốc gia cấp
Quốc gia cấpSố lượng
đơn xin
Số lượng
thị thực được cấp
Tỷ lệ
từ chối
 Áo268.388257.4013,0%
 Ba Lan1.096.4651.062.8962,9%
 Bỉ219.687179.35715,3%
 Bồ Đào Nha204.596176.98513,1%
 Cộng hòa Séc489.920469.4533,9%
 Đan Mạch145.143133.7025,7%
 Estonia122.872121.0731,4%
 Đức2.004.2351.853.6556,1%
 Hà Lan558.101498.1638,7%
 Hungary295.226284.5863,5%
 Hy Lạp986.032949.3992,8%
 Iceland5.7715.7350,2%
 Latvia165.814163.3721,4%
 Litva421.143414.9741,1%
 Luxembourg9.9029.6172,5%
 Malta27.76721.20821,1%
 Na Uy188.737177.0224,9%
 Pháp3.265.9192.839.45311,1%
 Phần Lan550.046539.1271,5%
 Slovakia62.47260.8342,2%
 Slovenia25.87621.1536,7%
 Tây Ban Nha1.583.8481.424.7618,1%
 Thụy Điển227.005193.2589,8%
 Thụy Sĩ460.653404.3767,0%
 Ý1.806.9381.676.2077,0%
Tổng15.192.55613.937.7676,9%

Thỏa thuận đơn giản hóa thị thực

EU đã đưa ra thỏa thuận đơn giản hóa thị thực mà cho phép các thủ tục được đơn giản hóa để cấp thị thực cho cả công dân EU và công dân của các quốc gia đối tác. Các thủ tục được đơn giản hóa bao gồm thời gian xử lý thị thực ngắn hơn, giảm phí hoặc miễn phí xử lý thị thực, giảm danh sách giấy tờ yêu cầu. Thỏa thuận này có hiệu lực với các quốc gia sau:[96]

Quốc giaCó hiệu lực từ
 Albania2008
 Armenia2014
 Azerbaijan2014
 Bosna và Hercegovina2008
 Cape Verde2014
 Macedonia2008
 Gruzia2011
 Moldova2013
 Montenegro2008
 Serbia2008
 Nga2007
 Ukraina2013

Các thỏa thuận này được kết hợp với thỏa thuận cho phép lại mà cho phép sự trở lại của người định cư không thường xuyên tại EU.[97]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính sách thị thực Khối Schengen http://www.bmeia.gv.at/en/travel-stay/entry-and-re... http://www.mfa.bg/en/pages/109/index.html http://www.mfa.bg/en/pages/view/85 http://www.berberanews.com/travel-countries-that-a... http://bernews.com/2014/05/more-on-visa-free-trave... http://www.elconfidencial.com/mercados/archivo/200... http://euobserver.com/justice/123747 http://cms.olympicair.com/timatic/webdocsI/country... http://www.romania-insider.com/romanian-minister-n... http://sputniknews.com/voiceofrussia/2011/06/03/51...